---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thất Chủng Sám Hối Tâm
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Bảy Loại Tâm Sám Hối.
1. Phát sinh tâm hổ thẹn (Sinh Đại Tàm Quí Tâm). Nguyên đức Thế Tôn và chúng ta đều là phàm phu, nhưng đức Thế Tôn thì đã thành Phật từ lâu, còn chúng ta thì đến bây giờ vẫn còn trầm luân trong biển sinh tử, chưa biết đến bao giờ mới thoát khỏi! Nghĩ như thế mà sinh tâm hổ thẹn, và phát lồ sám hối.
2. Phát sinh Tâm Sợ sệt (Sinh Khủng Bố Tâm). Hạng phàm phu chúng ta, thân ngữ ý thường tạo ác nghiệp, gây tội lỗi triền miên, nhân đó mà sau khi mạng chung, sẽ phải đọa lạc vào các đường dữ, như Địa Ngục, Ngạ Quỉ, hoặc Súc Sinh, nhận chịu quả báo đau khổ cùng cực. Nghĩ như thế mà sinh Tâm Sợ sệt, và phát lồ sám hối.
3. Phát sinh tâm nhàm chán rời bỏ (Sinh Yếm Li Tâm). Chúng ta lưu chuyển trong biển sinh tử, hư giả không chân thật, giống như bọt nước vừa nổi lên liền tiêu mất. Thân này là tập hợp của mọi điều khổ đau, gom chứa toàn những vật bất tịnh. Nghĩ như thế mà sinh tâm chán bỏ, và phát lồ sám hối.
4. Phát sinh tâm bồ đề (Phát Bồ Đề Tâm). Muốn thành tựu thân tướng Như Lai, chúng ta phải phát lồ sám hối tội chướng từ bao đời, rồi Phát Tâm bồ đề thệ nguyện cứu độ chúng sinh, dù phải bỏ cả tài sản thân mạng cũng không luyến tiếc.
5. Phát Tâm bình đẳng (Oán Thân Bình Đẳng Tâm). Tâm ý từ lâu vốn phân biệt chấp trước, hễ khởi niệm liền có nhân có ngã, đối xử thì coi trọng người thân mà khinh ghét kẻ oán. Nay phát lồ sám hối, nguyện phát khởi tâm từ bi đối với tất cả chúng sinh, cứu độ một cách bình đẳng, không phân biệt kẻ oán người thân, không dính mắc tướng nhân tướng ngã.
6. Tâm luôn ghi nhớ báo ân Phật (Niệm Báo Phật Ân Tâm). Đức Thế Tôn đã trải qua vô lượng kiếp tu Hành Khổ hạnh, chỉ vì tâm từ bi muốn cứu độ chúng ta. Ân đức ấy thật khó báo đáp. Vậy, chúng ta trong đời này phải luôn luôn nghĩ nhớ Ân Đức ấy của Phật; và cố gắng báo đáp ơn Phật bằng cách chí thành sám hối tội chướng sâu dầy, Phát Tâm dũng mãnh tinh tấn tu tập, cứu độ chúng sinh đồng thành Chánh giác.
7. Quán chiếu bản tánh của tội lỗi là không (Quán Tội Tánh Không). Bản tánh của tội lỗi vốn không, không có thật thể, chỉ là do nhân duyên điên đảo mà phát sinh. Vì vậy, công phu sám hối ở giai đoạn này là dùng trí tuệ bát nhã Quán Chiếu, để thấy rõ tội lỗi chỉ là duyên sinh, bản tánh của chúng xưa nay vốn không tịch, không có cái gì gọi là “tội”. Tâm vọng động đã tiêu trừ thì tội lỗi cũng không do đâu mà sinh khởi. Đó là sự sám hối chân thật nhất.

Thất Đại
● Bảy Nguyên Tố. Bảy nguyên tố gồm đất (địa đại), nước (thủy đại)), lửa (hỏa đại), gió (phong đại), hư không (không đại), tánh thấy biết (kiến đại) tánh phân biệt (thức đại).
Trong mục “Bốn Nguyên Tố” (tứ đại) ở trước, các nguyên tố địa, thủy, hỏa, phong, không, và thức, đã được trình bày rõ ràng, ở đây xin nói thêm về “kiến đại”. Chữ “kiến” là một thuật ngữ Phật học, trong các bộ Luận như Đại Tì Bà Sa, Câu Xá v. v..., nó được giải thích là nhìn thấy, suy lường, chấp trước; trong Kinh Lăng Nghiêm, nó có nghĩa là tánh thấy của Nhãn Căn, vì tánh của Sắc Pháp phủ trùm pháp giới nên tánh thấy này cũng phủ trùm pháp giới. Đó là ý nghĩa của “kiến đại”.
7 nguyên tố (thất đại) là thể tánh của vạn pháp (gồm Sắc Pháp và tâm pháp). Đất, nước, lửa, gió gọi là “bốn đại”, là thể của Sắc Pháp; vạn pháp sinh thành đều không ra ngoài bốn nguyên tố này. Bốn nguyên tố ấy lại nương nơi hư không (không đại) mà được kiến lập, nương nơi tánh thấy (kiến đại) mà được nhận biết, nương nơi tánh phân biệt (thức đại) mà được hiểu biết rõ ràng. Trong 7 nguyên tố đó thì 5 nguyên tố đầu là đất, nước, lửa, gió và hư không thuộc về Sắc Pháp; 2 nguyên tố sau là tánh thấy và tánh phân biệt thuộc về tâm pháp. Các loài hữu tình thì đầy đủ cả 7 nguyên tố; các loài vô tình chỉ có 5 nguyên tố đầu mà thôi.
Nếu nhìn phối hợp với “18 khu vực” , thì 5 nguyên tố đầu tương đương với 6 cảnh; nguyên tố thứ sáu, kiến đại, tương đương với 6 căn; và nguyên tố thứ bảy, thức đại, tương đương với 6 thức.

Thất Pháp Tài - Thất Thánh Tài
● Bảy Pháp Tài. “Pháp tài” là sự giàu có về tâm linh (khác với sự giàu có về vật chất), là của cải, vốn liếng tinh thần mà hành giả luôn luôn dùng làm hành trang trên suốt con đường tu học và phụng sự chúng sinh, cho đến khi đạt được quả vị giác ngộ. Có bảy thứ pháp tài:
1. Đức tin (Tín Tài).
Đức tin là loại của cải căn bản và cần thiết trước nhất mà hành giả phải có. Nó chính là lương thực để nuôi sống hành giả. Đức tin ở đây không phải là thứ tín ngưỡng mù quáng, mà là niềm tin tưởng có được do sự quán sát, phán đoán, nhận định và thực nghiệm; cho nên đã có đức tin thì sẽ có quyết định hành động, không có đức tin thì sẽ không có gì cả.
2. Chí kiên trì (Tinh Tấn Tài).
Ngọn lửa nung hoài thì hạt bắp trong nồi sẽ bung ra; ánh sáng mặt trời chiếu rọi hoài thì cái hoa phải nở. Chí kiên trì (hay đức tinh tấn) đối với người tu học cũng giống như ngọn lửa đối với nồi bắp hay ánh sáng mặt trời đối với bông hoa, là năng lượng chính yếu mà nếu được nung nấu một cách bền bỉ, liên tục thì bông hoa giác ngộ nơi hành giả, một ngày nào đó cũng sẽ nở ra rạng rỡ.
3. Giới luật (Giới Tài).
Nếu đức tin là lương thực thì giới luật vừa là sư trưởng, vừa là Thiện tri thức, và cũng vừa là y phục quí báu nhất của người tu học. Nó ngăn ngừa mọi lỗi lầm về cả thân, khẩu và ý; và do đó, nó còn là chiếc chìa khóa để cho hành giả dùng mở cánh cửa giác ngộ.
4. Tâm hổ thẹn (Tàm Quí Tài).
Biết hổ thẹn đối với những lỗi lầm của chính mình (tàm), và biết hổ thẹn khi thấy mình không siêng năng, trong sạch, tỉnh thức bằng người khác (quí), đó là hai món đồ trang sức đẹp đẽ nhất của người tu học. Trong khi tính tự mãn, kiêu ngạo sẽ đưa hành giả xa rời dần quả vị giác ngộ, thì tâm biết hổ thẹn sẽ đưa hành giả ngày càng đến gần với
quả vị giác ngộ. Kinh Di Giáo dạy: “Tâm biết hổ thẹn là món đồ trang sức đẹp nhất trong các món đồ trang sức. Cũng như cái móc sắt, tâm biết hổ thẹn có thể chế ngự tất cả mọi lầm lỗi của con người. Bởi vậy, người tu học lúc nào cũng nên biết hổ thẹn. ”
5. Lắng nghe (Văn Tài).
Lắng nghe là nghe trong tỉnh thức. Lắng nghe (văn), rồi suy gẫm, Quán Chiếu (tư) về điều mình nghe, và đem áp dụng những điều ấy vào nếp sinh hoạt hằng ngày (tu), đó là ba phương pháp tu học có năng lực làm phát sinh trí tuệ (tam tuệ học). “Lắng nghe” ở đây phải được coi là giác quan của người tu học. Hành giả sử dụng các giác quan của mình một cách tinh thục trong đời sống thì sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho chính mình và mọi người, mọi loài. Vì vậy, biết lắng nghe cũng là một trong những hành trang cần thiết của hành giả trên đường đi đến giác ngộ.
6. Buông bỏ (Xả Tài).
Buông bỏ là tiếng dùng để diễn tả đức độ của người khi đạt được tâm bình đẳng, nghĩa là đã dứt bỏ được những “sở tri”, những thành kiến, cố chấp, phân biệt tốt xấu, bạn thù, thương ghét v. v.... Có đức xả thì tâm từ bi trở nên vô cùng rộng lớn; do đó, sự thực hành bố thí của hành giả sẽ vô cùng lợi lạc và không biên giới. Vì vậy, “xả” chính là thứ phương tiện chuyên chở tốt nhất để đưa hành giả đi khắp các nẻo đường phụng sự xã hội, và cuối cùng là đến quả vị giác ngộ.
7. Định và Tuệ (Định Tuệ Tài).
Làm cho sự lãng quên, tâm loạn động dừng lại (chỉ) thì Định Lực (định) phát sinh. Quán chiếu để thấy rõ (quán) chân tướng thực tại thì trí tuệ (tuệ) phát sinh. Nói cách khác, “định tuệ” là kết quả có được từ “chỉ quán”; cho nên chỉ quán và định tuệ lúc nào cũng không rời nhau, và trở nên các thành phần chủ yếu của giác ngộ. Hay có thể nói một cách chính xác hơn, định tuệ chính là bản thân của giác ngộ. Hành giả có thể tu tập hết mọi phương pháp, nhưng nếu không có định tuệ thì quả vị giác ngộ vẫn là một cái gì hết sức xa vời, không làm sao với tới được. Vậy, định tuệ phải được coi chính là hơi thở của hành giả. Hành giả nắm giữ định tuệ như nắm giữ hơi thở của mình.
Bảy thứ pháp tài trên đây cũng được coi là bảy thứ thánh tài, tức là bảy thứ của cải của các thánh nhân, được liệt kê ở nhiều kinh, và có khác nhau chút ít. Theo các kinh Bảo Tích và Niết Bàn, chúng gồm có: tín, giới, văn, tàm, quí, xả, và tuệ (tàm quí được chia làm hai, và không có tấn). Kinh Pháp Cú: tín, giới, tàm, quí, văn, bố thí, và tuệ (tàm quí được chia làm hai, không có tấn và xả, thêm bố thí). Kinh Báo Ân: tín, tấn, giới, tàm quí, văn xả, nhẫn nhục, và định tuệ (văn và xả hợp làm một, thêm nhẫn nhục).
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 七種懺悔心 (Từ Bi Thủy Sám)
Sám là tiếng Phạn, gọi đủ là Sám Ma, tiếng Hoa là Hối Quá; gọi chung là Sám Hối. Sám là tu sửa những việc sắp tới; hối là thay đổi những việc đã qua. Nếu người muốn Sám Hối, trước tiên phải khởi lên bảy thứ tâm.
Một, Sanh Đại Tàm Quý. Tàm tức là thẹn với mình, quý là xấu hổ với người. Ta tự nghĩ rằng Đức Thích Ca với mình đều là phàm phu, đến giờ thì đức Thế Tôn đã thành đạo, trải qua vô số kiếp; mà chúng ta vẫn còn trôi lăn trong sanh tử, chưa có ngày ra khỏi. Đây thật là đáng xấu hổ, phải dùng tâm này mà thực hành Sám Hối.
Hai, Khủng Bố Tâm. Chúng ta đã là phàm phu, ba nghiệp thân, miệng, ý thường gây ra tội lỗi. Vì nhân duyên này, sau khi chết, rơi vào Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh chịu vô lượng khổ. Đây thật là đáng sợ vô cùng phải dùng tâm này mà thực hành Sám Hối.
Ba, Yếm Ly Tâm. Chúng ta phải xem xét trong sanh tử hư dối, không thật, giống như bọt nước, lúc hiện lúc tan, trôi lăn qua lại, xoay vòng như bánh xe. Thân này là nơi tu tập các khổ, tất cả đều dơ bẩn, thật đáng chán ghét, xa lìa; phải bằng tâm này thực hành Sám Hối.
Bốn, Phát Bồ Đề Tâm. Tiếng Phạn là Bồ Đề, tiếng Hoa là Đạo. Người muốn được thân của Như Lai, phải phát tâm Bồ Đề cứu khổ chúng sanh. Đối với thân mạng, tiền của không hề tiếc nuối; phải bằng tâm này mà thực hành Sám Hối.
Năm, Oán Thân Bình Đẳng. Đối với tất cả chúng sanh không thấy có thù oán, không thấy có thương yêu, mở tâm từ bi, không thấy có ta, có người, cứu độ một cách bình đẳng, phải bằng tâm này, vì tất cả mà Sám Hối.
Sáu, Niệm Báo Phật Ân. Trong vô lượng kiếp trước, Như Lai vì tất cả chúng ta, tu tập khổ hạnh, xả bỏ thân thể. Với ân đức này, thật khó đền đáp. Muốn báo đền ân đức của Như Lai phải, ở trong đời này, dũng mãnh, Tinh Tấn, không tiếc thân mạng, rộng độ chúng sanh, cùng vào chánh giác. Phải bằng tâm này mà thực hành Sám Hối.
Bảy, Quán Tội Tánh Không Tâm. Tội của ta, tánh của nó vốn không có thật thể, chỉ sanh ra từ những nhân duyên điên đảo. Phải biết tánh của tội không trong không ngoài, cũng không ở giữa, từ trước đến giờ vốn không, thì tội dựa vào đâu để có. Nếu vận dụng tâm này quán sát, tức là chân Sám Hối.
Xin Cho Biết Các Lớp Sơ Cấp Phật Học Ở TP HCM?     Rau Củ Non Trộn Dầu Giấm     Vấn Đề Ăn Chay Trường Trong Giới Bồ-tát     Kiến tánh chưa thành Phật?     Chữ nhẫn trong vô sanh pháp nhẫn là gì?     Chuyển Sinh Thành Một Con Ngựa Để Trả Nợ     Người làm nghề săn bắn, ca hát, bán cả , đồ tể, bán rượu có thể tin Phật được không?     Ưu Tư Về Việc Đeo Tượng Phật     Duyên Lành Thờ Bồ Tát Quán Thế Âm     QUÊN VÀ NHỚ     




















































Pháp Ngữ
Dòng sông ái dục dâng tràn
Như dây leo dại mọc lan khắp miền,
Thấy dây leo mới nhô lên
Dùng gươm trí tuệ diệt liền cho mau
Diệt trừ tận gốc thật sâu.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,678,665